Vết
thương bàn tay là một tổn thương thường gặp trong cấp cứu chủ yếu do
tai nạn lao động. Loại vết thương này chiếm từ 40 - 50% tổng số tai nạn
lao động. Thương tổn bàn tay rất đa dạng và phong phú vì vậy chúng ta
nên sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động an toàn nhất.
Một số mối nguy hiểm đối với bàn tay:
- Mối nguy hiểm cơ khí và các chấn động
- Mối nguy hiểm vì nhiệt
- Dòng điện
- Mối nguy hiểm hóa chất
- Chất thải phóng xạ
- Vi sinh vật
- Lây nhiễm
Để
bảo vệ đôi bàn tay bên cạnh cách giải pháp về mặt kỹ thuật thì việc
sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân đúng cách cũng góp phần rất lớn vào
việc giảm thiểu hậu quả do tai nạn lao động gây ra đối với đôi bàn
tay. Gia Bảo Minh sẽ hướng dẫn quý độc giả cách lựa chọn và sử dụng
găng tay lao động đúng cách
Những nguyên tắc cơ bản trong việc lựa chọn găng tay và quần áo bảo hộ lao động
Để
lựa chọn găng tay bảo hộ phù hợp trước hết cần xác định được loại,
đặc tính mối nguy hiểm liên quan đến công việc có khả năng gây nguy
hiểm đối với đôi bàn tay. Ví dụ mối nguy hiểm về cơ khí, hóa chất…
Trên
cơ sở đánh giá mối nguy, tùy theo mức độ tiếp xúc và cường độ…lựa
chọn loại găng tay với đặc tính bảo vệ phù hợp. Ví dụ đối với mối
nguy cơ khí những yếu tố bảo vệ sau cần quan tâm: chống đâm xuyên,
chống xé, chống cắt, chống mài mòn. Chỉ số này càng cao khả năng bảo
vệ càng tốt.
Đọc
MSDS và tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất trong việc lựa
chọn găng tay bảo vệ chống hóa chất. Đối với găng tay chống hóa
chất người ta quy định ký hiệu tiêu chuẩn mã chống hóa chất riêng
biệt từ A đến L.
-
A: rượu
-
B: xeton
-
C: Nitrile
-
D: dung môi clo hóa
-
E: hóa chất gốc lưu huỳnh
-
F: dung môi vòng thơm
-
G: amin
-
H: Ete
-
I: Ester
-
J: Hợp chất béo
-
K: Kiềm
-
L: Acid
Ngoài
ra còn căn cứ trên nồng độ và thời gian tiếp xúc mà lựa chọn loại
găng tay có chỉ số xuyên thấm và thời gian xuyên thấm phù hợp. Chỉ sô
này càng cao khả năng chống hư hỏng càng tốt.
Đối
với một số người, da tay có thể bị mẫn cảm với một số vật liệu
làm găng tay. Do đó khi lựa chọn găng tay cũng phải xét đến tính mẫn
cảm của người sử dụng.
Một
số công việc đòi hỏi độ khéo léo, tỉ mỉ việc sử dụng một găng tay
cồng kềnh có thể là một mối nguy. Vậy nên cần cân nhắc lựa chọn
găng tay một cách hợp lý. Đôi khi trong một số trường hợp cần phải
sử dụng kết hợp 2 loại găng tay khác nhau.
Về kích cỡ găng tay bảo hộ thông thường có 5 kích cỡ như sau:
Cần
lựa chọn găng tay phù hợp với kích cỡ của tay người sử dụng. Chú ý khi
sử dụng găng tay không được dùng găng tay quá rộng hoặc quá chật.
Việc sử dụng găng tay quá rộng có thể dẫn đến những nguy hiểm do
vướng găng tay vào công cụ, thiết bị. Còn sử dụng găng tay quá chật có
thể gây khó chịu cho người sử dụng hoặc thậm chí có thể làm cho máu
không lưu thông xuống bàn tay gây cảm giác mệt mỏi…
Tùy
theo đặc tính công việc, cách thức thao tác với thiết bị mà lựa chọn
hình dạng găng tay phù hợp cho công việc. Ví dụ trong một số trường
hợp chỉ cần loại găng tay bảo vệ các đầu ngón tay, nhưng trong trường
hợp khác bắt buộc phải sử dụng loại găng tay dài bảo vệ cả cánh tay…
Phân loại găng tay bảo hộ dựa trên cấu tạo và vật liệu chế tạo
Thông thường người ta chia làm 4 nhóm:
-
Găng tay làm việc được làm bằng lưới kim loại, da, hoặc vải bạt.
-
Găng vải và găng tay vải tráng.
-
Găng tay chống hóa chất.
-
Găng tay cao su cách điện.
-
Một số loại găng tay thông dụng :
Găng
tay lưới kim loại, da, hoặc pha da: găng tay cứng cáp làm từ lưới kim
loại, da, hoặc vải bạt bảo vệ chống lại vết cắt, vết bỏng, và nhiệt độ.
Găng
tay da: bao tay da bảo vệ chống lại tia lửa, nhiệt độ trung bình, thổi
nóng. Làm việc với Máy hàn cần độ bền của bao tay da cao hơn.
Găng
tay tráng bạc: Những bao tay thường được sử dụng cho hàn, lò sưởi, và
làm việc đúc, vì chúng phản xạ nhiệt. Bao tay tráng bạc yêu cầu lót vật
liệu tổng hợp amiang bảo vệ chống nóng và lạnh.
Găng
tay vải: Có thể bảo vệ chống bụi bẩn, mãnh vụn, độ nóng và ma sát.
Những bao tay này tuy không bảo vệ đầy đủ nhưng chúng mang lại hiệu quả
tốt cho công việc chân tay như khuân vác, dùng búa, hay các công cụ cầm
tay… đặc biệt khi kết hợp với cao su ( Găng tay tráng cao su) sử dụng
rất an toàn trong xây dựng, cơ khí .v..v..
Găng
tay PVC: Cung cấp khả năng chống mài mòn tuyệt vời và bảo vệ từ hầu hết
các chất béo, axit, và hydrocarbon dầu khí. Chất lượng kém đối với các
chất hữu cơ.
Găng
tay PVA: Không thấm khí. Bảo vệ ngăn cản từ dung môi thơm và chất khử
trùng clorine. Không dùng nếu tiếp xúc với dung dịch nước hoặc dung dịch
chứa nước.
Găng tay Viton: Kháng dung môi khử trùng bằng clo và chất thơm thơm. Đề kháng với các vết cắt và trầy xước.
Găng
tay cao su: Găng tay làm bằng cao su bảo vệ công nhân khỏi các kích
thích, và viêm da do tiếp xúc với dầu, mỡ, dung môi , và các hóa chất.
Việc sử dụng găng tay cao su cũng làm giảm nguy cơ tiếp xúc với máu và
các chất có khả năng truyền nhiễm khác. Một số loại găng tay cao su
thông thường:
-
Găng tay cao su tự nhiên, găng tay latex: thích hợp sử dụng trong y tế hoặc phòng thí nghiệm.
-
Găng tay cao su Neoprene: Sử dụng tốt trong môi trường axit và bazo, peroxit, nhiên liệu, hydrocarbons, alcohols, phenol. Kém cho các dẫn xuất halogen và hydrocacbon thơm
-
Găng tay chống Axit (butyl): Là những bao tay bảo vệ chống lại acid nitric, acid sulfuric, acid HF, axit nitric và peroxide. Găng tay cao su butyl cũng chống lại quá trình oxy hóa và ozone ăn mòn. Ngoài ra, chúng chống mài mòn và linh hoạt ở nhiệt độ thấp.
-
Găng tay cao su chống hóa chất (nitrile): Những găng tay được làm từ cao su tổng hợp thích hợp chống lại các dung môi clo hóa như trichloroethylene và perchloroethylene, chống xăng dầu. Đặc biệt không gây dị ứng da.
-
Sử dụng và bảo quản găng tay bảo hộ và các đồ bảo hộ lao động giá rẻ
-
Cần kiểm tra tất cả găng tay về các dấu hiệu của giảm cấp hoặc đâm thủng trước khi sử dụng. Đối với găng tay cao su có thể kiểm tra lỗ thủng lỗ thủng bằng cách thổi hoặc bơm không khí vào găng tay.
-
Đối với những găng tay chuyên dụng như găng tay cách điện cần tuân thủ quy định về việc kiểm định và thải bỏ.
-
Găng tay dùng một lần nên được thay đổi khi có bất kỳ dấu hiệu phơi nhiễm.
-
Găng tay có thể tái sử dụng nên được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng
-
Sử dụng găng tay đúng mục đích. Không sử dụng găng tay cho những mục đích khác. Cũng như liên quan đến vấn đề an toàn khi đeo găng tay làm việc với hóa chất không nên chạm vào mặt, tóc, quần áo hay các vật dụng cá nhân khác.
-
Trước khi tháo găng tay hóa chất, hãy rửa bên ngoài của chiếc găng. Để tránh trường hợp vô tình hóa chất có thể tiếp xúc với da. Tháo găng tay bằng cách nắm vòng bít và lột găng tay ra khỏi bàn tay để phía trong găng tay (phần tiếp xúc với da) ra ngoài.
-
Rửa tay ngay bằng xà phòng và nước.
-
Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất về phương pháp vệ sinh và bảo quản găng tay
-
Khi thải bỏ găng tay, cần chú ý tuân thủ quy định về việc quản lý chất thải. Đặc biệt là đối với các găng tay dính dầu mở hoặc hóa chất được xem là chất thải nguy hại khi thải bỏ.
Găng tay cao su và các dị ứng liên quan
Việc
sử dụng găng tay cao su có thể có một số ảnh hưởng không tốt đối
với sức khỏe. Đối với một số người cơ thể có khả năng mẫn cảm với
latex. Khi tiếp xúc cao su những người mẫn cảm thường biểu hiện các
triệu chứng bao gồm phát ban và viêm da, kích thích hô hấp, hen suyễn và
sốc. Liều lượng tiếp xúc cần thiết để gây nhạy cảm ở một cá nhân đối
với mủ cao su tự nhiên thường rất khó xác định.
Để giảm ảnh hưởng do tiếp xúc với găng tay cao su latex nên cân nhắc các biện pháp sau:
-
Nếu găng tay cao su bắt buộc phải được sử dụng, chọn loại ít giảm protein, găng tay cao su không bột.
-
Nếu có thể, nên thay thế găng tay cao su latex bằng loại găng tay làm bằng vật liệu khác.
-
Rửa tay bằng xà phòng nhẹ và nước sau khi tháo găng tay cao su.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét