Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Hướng dẫn chọn giày bảo hộ

Mỗi năm có hàng ngàn công nhân bị các chấn thương ở bàn chân do không sử dụng hoặc sử dụng không đúng giày bảo hộ. Trong bài viết này Gia Bảo Minh sẽ hướng dẫn quý độc giả cách thức lựa chọn giày bảo hộ lao động.
Ước tính khoảng 80% dân số trưởng thành từng có vấn đề liên quan đến bàn chân như bị chấn thương,  đau nhức, sưng, nhiễm nấm, tê cứng... Phần lớn những vấn đề ấy xuất phát từ việc bảo vệ đôi chân không đúng cách khi làm việc. Bàn chân của người lao động tiếp xúc với nhiều mối nguy hiểm tại nơi làm việc như:
  • Vật thể rơi hay lăn trúng chân
  • Điện giật
  • Vật sắc nhọn
  • Nhiệt độ quá thấp/ quá cao
  • Hóa chất
  • Vi khuẩn
  • Bề mặt trơn trượt dễ té ngã
  • Ergonomic (do đứng quá lâu, tư thế làm việc không phù hợp…)
  •  …
Những nguy cơ nói trên hoàn toàn có thể tránh hoặc loại bỏ được nếu người sử dụng lao động và bản thân người lao động thực hiện các bước đơn giản để bảo vệ bàn chân người lao động.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều loại giảy bảo hộ cũng như bảo hộ lao động của rất nhiều hãng khác nhau. Giày bảo hộ rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc và tính năng. Theo tính chất bảo vệ, người ta phân loại giày bảo hộ thành một số nhóm cơ bản sau đây:
  • Chống lực va đập lên ngón chân 
  • Chống đâm xuyên 
  • Chống tĩnh điện
  • Chống nóng hoặc chống lạnh
  • Độ bền với nước 
  • Độ bền nhiên liệu dầu 
  • Khả năng kháng hóa chất 
  • Chống trượt
  •  
Căn cứ vào các ký hiệu trên giày, để nhận biết được các tính năng bảo vệ của chúng:
Cấu tạo cơ bản của giày bảo hộ

Phần mũ giày

Mũ giày là phần tiếp giáp mũi giày,tiếp giáp với lưỡi gà của giày và trải dài sang hai bên má giày.Mũ giày phải bảo vệ được chân và hấp thụ các lực tác động lên mũ giày ngoài ý muốn để bảo vệ được chân. Thông thường mũ giày bảo hộ có pho mũi an toàn bằng thép hoặc composite cứng.
 

Pho mũi an toàn

Là chi tiết của giày, ủng ở bên trong giày dùng để bảo vệ ngón chân của người đi khỏi va đập có mức năng lượng ít nhất là 200J và sự nén ép với lực ít nhất là 15kN.
 
Đế giày
Đế giày là phần dưới của giày,tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt.Khi chọn mua giày,bạn cần phải quan sát kĩ đế giày để chọn lựa cho mình đôi giày phù hợp. Phần lớn đế giày làm từ cao su để tăng ma sát và giảm thiểu sự mài mòn.Để tạo ra ma sát,người ta thiết kế đế giày với các rãnh sâu và gai nhọn,điều này làm tăng độ bám lên các bề mặt.Ở bề mặt trơn trượt,càng nhiều gai cao su càng tăng lưc ma sát vào bề mặt giúp bạn tránh được trơn trượt. Ở bề mặt mềm,những mấu cao su sẽ ấn sâu xuống làm giúp giày bám tốt hơn. Đế giày cũng phải hấp thu và phân tán những chấn động khác để không bị ảnh hưởng tới bàn chân. Đế giày phải đủ cứng nhưng cũng phải đủ mềm để đi được tự nhiên. Nó cũng phải được gắn hoặc khâu chặt chẽ với mũ giày để chống nước tốt.
Tùy theo môi trường làm  việc cụ thể mà lựa chọn loại vật liệu làm đế giày cho phù hợp. Đế giày bảo hộ thường có tấm lót bằng kim loại để chống đâm xuyên khi dẫm phải đinh hoặc vật sắc nhọn.
Lót mặt giày nằm ở phía bên trong giày.Lót giày rất quan trọng,nó giúp bảo vệ lòng bàn chân của bạn không bị tổn thương khi tiếp xúc với đế giày.Ngoài ra,lót giày còn giúp giữ thăng bằng.Nên chọn loại lót giày làm từ chất liệu hút ẩm tốt,không gây mùi và đặc biệt phải phù hợp với kích cỡ bàn chân của bạn….
Lót chống đâm xuyên
Thường được làm bằng thép hoặc composite để bảo vệ bàn chân tránh khỏi tác động xuyên thủng của các vật sắc nhọn. Lớp lót chống đâm xuyên nằm giữa đế giày với lớp lót mặt giày.
Lưỡi giày
giay-bao-ho-lao-dong
Lưỡi giày là phần tính từ phần tiếp giáp với mũ giày.Lưỡi giày được đính với mũi giày và hai bên thành má giày.Lưỡi giày ôm sát giúp bảo vệ mu bàn chân của bạn,phần này có thể co giãn giúp giày ôm sát chân bạn hơn.
Cổ giày / Miếng đệm vòng quanh cổ chân
Cổ giày là phần ôm sát cổ chân của bạn. Vòng quanh cổ chân có thêm một miếng đệm để chân thoải mái hơn khi tiếp xúc với cổ giày.Phần đệm này thường được làm từ vải sợi tổng hợp hoặc mút giữ nhiệt.Ở các loại giày cao cổ,ở chỗ mà cổ chân tiếp xúc trực tiếp với giày cũng được đệm lót để tránh gây tổn thương cho da và giúp bạn thoải mái hơn khi làm việc.
Gót giày
Gót giày là mặt sau của giày giúp bảo vệ mắt cá chân và phần gân ở phía sau cổ chân của bạn.Gót giày phải đủ cứng để để hỗ trợ cho chân bạn,đồng thời,phần trong của gót giày cũng phải được bọc lót cẩn thận để giảm tổn thương đối với da.
Mũi giày
Mũi giày là phần mà mũ giày tiếp xúc với đế giày.
Hướng dẫn chọn và thử giày
Bạn nên chú ý đến thương hiệu và logo của hãng sản xuất để tránh mua phải giày kém chất lượng.
Căn cứ vào các ký hiệu trên đế giày và cataloge đi kèm để lựa chọn loại giày phù hợp với điều kiện sản xuất của bạn.
Hãy quan sát kỹ để nhận thấy giầy không bị rách, trầy xước, keo lem nhem.
Quan sát đôi giầy bằng cách đặt chiếc giầy lên một mặt phẳng, xem chiếc giầy có cân đối không. Giầy không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giầy và đầu gót giầy đều phải thẳng. Chạm nhẹ vào đỉnh của mũi hoặc gót giầy không bị bập bênh.
Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giầy để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giầy. Điều này sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng.
Thử giày
Đưa chân vào giày mở không buộc dây. Đứng thẳng và nhấn mạnh chân vào phía mũi giày, khi đó, bạn phải cảm thấy chân của bạn phải trượt vào trong một cách dễ dàng và có thể đút được ngón tay trỏ vào giữa gót giày và gót chân bạn.
Ngồi xuống và buộc hai dây lại. Khi bạn buộc giày, bàn chân bạn sẽ trượt trở lại đằng sau, lấp vào khoảng không mà ngón tay trỏ đã tạo ra.
Đứng dậy và đi vòng quanh. Ngón chân bạn không được chạm vào mặt trong của mũi giày và cọ vào mặt trên bên trong của mũi giày. Nếu bị vậy, cần mua đôi giày rộng hơn một chút ở phần trước của giày.
Bạn nên thử giày vào buổi chiều để bảo đảm giày không bị chật. Nếu bạn không ngọ nguậy được các ngón chân tức là giày quá chật. Giày chật hoặc quá hẹp ở mũi sẽ làm tăng khả năng viêm kẽ ngón chân và lâu ngày sẽ làm ngón chân bị biến dạng chút ít.
Nên thử cả hai chân. Thường chúng ta có một chân này “nhỉnh hơn” chân kia một chút. Khi thử giày, nên đi kèm loại tất mà bạn thường mang với giày.

Tiêu chuẩn giày bảo hộ và bảo hộ lao động giá rẻ

TCVN 7652: 2007; ISO 20345: 2004 (EN345) PTBVCN – Giày ủng an toàn
TCVN 7653: 2007; ISO 20346: 2007 (EN346)  PTBVCN – Giày ủng bảo vệ
TCVN 7654: 2007; ISO 20347: 2004 (EN347)PTBVCN – Giày ủng lao động chuyên dụng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét