Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Đồ gốm - Nét truyền thống còn mãi trong hồn người Việt

                                                                 
Đồ gốm là một phần trong cuộc sống thường nhật của nhiều người Việt Nam, nhất là người dân vùng thôn quê. Từ lúc còn nằm tỏng nôi cho tời khi về với đất mẹ, người dân quê Việt Nam sử dụng nhiều loại đồ gốm: từ cái ang rửa ráy, cái chim đựng nước, chĩnh đựng gạo, niêu nấu nướng, bát ăn cơm đến bát hương,bộ đồ thờ cúng  đặt trên bàn thờ gia tiên để tưởng nhớ tổ tiên đã quá cố.
                              
Ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, những người thợ làm gốm đã cải tiến những món đồ gốm thô mộc cho phì hợp với thị hiếu hiện đại. Thậm chí một số sản phẩm trông rất giống đồ gốm phương Tây. Tuy nhiên, chúng vẫn toát lên cái vẻ dân dã mà đồ gốm Việt Nam và đặt biệt là gốm sứ Bát Tràng đã có được từ hàng bao thế kỷ nay và chúng vẫn phản ánh rõ cái mục đích nguyên thủy là phục vụ sinh hoạt hàng ngày ở chốn làng quê. Gốm Việt Nam có vẻ mộc mạc, khác hẳn với những loại đồ gốm được trau chuốt cẩn thận của các nước khác vốn được làm để phục vụ các gia đình quyền quý hay các bậc vua chúa.
                                                                                                                                                                         
Nghề gốm đang điều chỉnh để thích nghi với nền kinh tế thị trường. Một số làng gốm cổ truyền như Hương Canh ở Vĩnh Phúc và Bông ở Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh theo những yêu cầu mới của thị trường .Nhiều người chuộng những vật dụng bằng nhựa hoặc kim loại hơn đất nung. Tuy nhiên, các làng khác như Bát Tràng ở gần Hà Nội hay một số làng ở tỉnh Đồng Nai và Bình DƯơng đã tạo ra các mẫu gốm mới bán rất chạy ở cả trong nước lẫn nước ngoài.
                
Gốm Việt Nam vẫn giữ được những đặc trung dân gian vừa sáng tạo vừa gọn ghẽ. Nó không tuân theo những côgn thức cố định, vẻ xù xì của nó tạo nên ấn tượng về một sự bất cẩn ngây thơ. Hình dáng và trang trí nhằm thực hiện những chức năng thực tế nhất định mà không cần đến vẻ ngoài hay sự phù phiếm không cần thiết nào. Những đồ gốm nào quá xa cách với nhu cầu chung sẽ nhanh chóng biến mất. Chẳng hạn, các tác phẩm gốm với hình dáng năng nề và trang trí phức tạp sản xuất dưới thời Nguyễn ( thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20) đã biến mất. Gốm Việt Nam ngày nay hòa trộn giữa gốm cổ truyền dân gian với những ảnh hưởng hiện đại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét